Quy trình thành lập doanh nghiệp sẽ phải trải qua rất nhiều thủ tục và cần chuẩn bị nhiều loại thông tin, giấy tờ khác nhau. Do đó, việc lên kế hoạch chi tiết từng bước sẽ giúp bạn thành lập công ty một cách thuận lợi và dễ dàng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Thuế Quang Huy tìm hiểu ngay kế hoạch thành lập doanh nghiệp đầy đủ cũng như những thủ tục quan trọng nhất cần nắm được.
1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Điều đầu tiên bạn cần quan tâm khi thành lập công ty chính là lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp. Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định có 4 loại hình doanh nghiệp, cụ thể:
Công ty tư nhân: Là loại hình doanh nghiệp do một người làm chủ và tự chịu trách nhiệm vô hạn bằng chính tài sản cá nhân của mình.
Công ty TNHH: gồm 2 loại hình:
Công ty TNHH 1 thành viên: Là loại hình doanh nghiệp có thể do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ. Trường hợp tổ chức làm chủ có thể thuê đại diện theo pháp luật. Các nhà đầu tư sẽ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ góp vào.
Công ty TNHH 2 thành viên: Là loại hình doanh nghiệp có tối thiểu là 2 và tối đa là 50 số thành viên góp vốn. Các nhà đầu tư có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức (có thể thuê người đại diện theo pháp luật) và cũng chịu trách nhiệm hữu hạn trong số vốn điều lệ đã góp vào doanh nghiệp.
Công ty cổ phần: Là loại hình doanh nghiệp có tối thiểu là 3 cá nhân hoặc 3 tổ chức (có thể thuê người đại diện theo pháp luật) . Các công ty cổ phần không giới hạn số thành viên góp vốn tối đa, và các nhà đầu tư cũng sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp.
Công ty hợp danh: Là loại hình doanh nghiệp có ít nhất 2 người nhà đầu tư chung của công ty, cùng hoạt động dưới một cái tên và sau này sẽ được gọi là thành viên hợp danh. Bên cạnh các thành viên hợp danh, doanh nghiệp cũng có thể thêm vào các thành viên góp vốn khác. Thành viên hợp danh bắt buộc phải là cá nhân và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ cho doanh nghiệp. Ngược lại, các thành viên góp vốn chỉ cần chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp. Loại hình công ty hợp danh không được phép phát hành chứng khoán.
2. Lựa chọn tên doanh nghiệp
Tên công ty cũng là một trong những yếu tố cần thiết trong kế hoạch thành lập doanh nghiệp. Không chỉ có tác dụng định hình thương hiệu, tên doanh nghiệp còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình cung cấp sản phẩm và dịch vụ, giúp khách hàng nhận diện được công ty của mình.
Theo kinh nghiệm thành lập công ty TNHH, tên doanh nghiệp cần phải gây được ấn tượng và không trùng lặp hay dễ gây nhầm lẫn với các thương hiệu khác. Ngoài ra cũng cần phải đáp ứng được các quy định của pháp luật, cụ thể:
Tên công ty bắt buộc phải được viết bằng tiếng Việt, có thể xuất hiện chữ số và ký hiệu nhưng phải phát âm được. Tên chuẩn sẽ phải có đầy đủ 2 thành tố, đó là loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
Tên doanh nghiệp không được trùng lặp hay dễ gây nhầm lẫn với những doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
Trụ sở chính, các chi nhánh hay văn phòng đại diện của doanh nghiệp cần phải được gắn bảng tên.
Tên doanh nghiệp chỉ được viết bằng tiếng nước ngoài khi đó là tên đã được dịch sang từ tiếng Việt. Tên riêng của công ty có thể giữ nguyên hoặc dịch sang tiếng nước ngoài với nghĩa tương ứng.
Tuyệt đối không sử dụng tên cơ quan nhà nước, các đơn vị lực lượng vũ trang hoặc tên của tổ chức chính trị – xã hội hay tổ chức chính trị – nghề nghiệp, trừ khi được sự đồng ý.
Xem chi tiết bài viết tại đây: https://thuequanghuy.com/ke-hoach-thanh-lap-doanh-nghiep
Thuế Quang Huy – Chuyên dịch vụ thành lập doanh nghiệp và kế toán thuế
Address: 392 Nguyễn Thị Đặng, Khu phố 1, Phường Hiệp Thành, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
Phone: 0917371518
Email: thuequanghuy2022@gmail.com
TIN: 0310872709
Website: https://thuequanghuy.com/
Google Map CID:https://www.google.com/maps?cid=8491981787229305908
コメント