Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp TNHH chất lượng là một trong những vấn đề bạn không nên bỏ qua trước khi thành lập. Nhiều người hiện nay chưa nắm rõ được về các thủ tục này do đó Thuế Quang Huy đã tổng hợp nội dung sau đó giới thiệu cụ thể ở bài viết sau đây giúp bạn thuận tiện trong quá trình theo dõi.
1. Chọn loại hình công ty
Trước khi thành lập công ty TNHH, các cá nhân và tổ chức cần xác định rõ về loại hình kinh doanh để có lựa chọn phù hợp nhất. Theo quy định của Luật hiện hành thì có 5 loại hình chính và phổ biến sau đây:
Công ty trách nhiệm hữu hạn.
Công ty cổ phần.
Công ty hợp danh.
Doanh nghiệp tư nhân.
2. Chuẩn bị những thông tin quan trọng
Sau khi đã có được lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp nhất, các cá nhân và tổ chức tiến hành chuẩn bị các thông tin quan trọng nhằm hoàn thiện việc thành lập công ty, doanh nghiệp. Cụ thể:
2.1 Tên công ty
Đối với tên công ty, cá nhân và tổ chức lựa chọn tên có chứa loại hình doanh nghiệp đã chọn cùng tên riêng, không trùng với đơn vị khác. Bạn cũng lưu ý không chọn tên của cơ quan nhà nước hay các từ ngữ vi phạm thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội,...
2.2 Trụ sở công ty
Trụ sở công ty cần có địa chỉ cụ thể và phải thuộc lãnh thổ của nước ta theo địa giới hành chính. Để đúng với quy định, bạn tránh chọn địa chỉ không rõ ràng như khu chung cư hay nhà tập thể.
2.3 Vốn điều lệ
Vốn điều lệ là thủ tục bắt buộc mà loại hình kinh doanh công ty TNHH, công ty cổ phần và công ty hợp danh bắt buộc thực hiện. Đây chính là vốn do cổ đông góp được ghi vào điều lệ công ty.
2.4 Ngành nghề kinh doanh
Công ty, doanh nghiệp có thể tùy ý lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên ngành nghề này cần đảm bảo không trái với quy định của pháp luật hay nằm trong danh sách hạn chế đầu tư.
3. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, mỗi loại hình kinh doanh sẽ có yêu cầu khác nhau về hồ sơ để cá nhân, tổ chức chuẩn bị. Cụ thể:
3.1 Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân
Đơn đề nghị, yêu cầu cấp giấy đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân.
Bản sao giấy tờ có giá trị pháp lý như căn cước công dân, hộ chiếu,...
3.2 Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh
Đơn đề nghị đăng ký kinh doanh cho công ty hợp danh.
Điều lệ công ty.
Danh sách thành viên đầy đủ.
Bản sao giấy tờ có giá trị pháp lý như căn cước công dân, hộ chiếu,... của từng thành viên tham gia.
Nếu là nhà đầu tư nước ngoài, cá nhân tổ chức cần chuẩn bị thêm bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
3.3 Hồ sơ đăng ký công ty TNHH
Đơn đề nghị đăng ký kinh doanh cho công ty TNHH.
Điều lệ công ty.
Danh sách toàn bộ thành viên.
Bản sao giấy tờ có giá trị pháp lý như căn cước công dân, hộ chiếu,... của đại diện pháp luật và người được ủy quyền.
3.4 Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần
Đơn đề nghị đăng ký kinh doanh cho công ty cổ phần.
Điều lệ công ty.
Danh sách cổ đông thành lập và nhà đầu tư nước ngoài.
Bản sao giấy tờ có giá trị pháp lý như căn cước công dân, hộ chiếu,... của người thành lập và người được ủy quyền.
4 Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh
Khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, cá nhân tổ chức tiến hành nộp hồ sơ để được xác minh và xét duyệt. Cụ thể:
4.1 Nơi nộp hồ sơ
Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty, doanh nghiệp có trụ sở chính. Thời hạn xét duyệt để nhận giấy chứng nhận là trong 3 ngày làm việc.
4.2 Hình thức nộp hồ sơ
Theo quy định mới, tổ chức và cá nhân có nhiều hình thức lựa chọn để nộp hồ sơ sao cho thuận tiện nhất. Ba hình thức phổ biến gồm:
Nộp trực tiếp tại cơ quan.
Gửi qua đường bưu điện.
Gửi online qua mạng.
5. Nộp lệ phí đăng ký kinh doanh
Để hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh thì chắc chắn không thể bỏ qua nghĩa vụ nộp lệ phí đầy đủ. Theo quy định hiện hành thì mức lệ phí bao gồm:
Lệ phí thực hiện đăng ký kinh doanh: 50.000đ.
Phí công bố thông tin lên Cổng thông tin Quốc gia: 100.000đ.
6. Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Ba ngày tính từ thời điểm tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xác minh và xét duyệt hồ sơ. Nếu đạt đủ điều kiện và yêu cầu về ngành nghề kinh doanh, tên công ty, hồ sơ đăng ký, đã hoàn tất các khoản phí theo quy định thì công ty sẽ được cấp giấy chứng nhận để thực hiện tiếp các thủ tục liên quan.
7. Khắc con dấu của công ty
Khi đã nhận giấy đăng ký kinh doanh, công ty tiến hành khắc con dấu cho công ty nhằm thực hiện các giao dịch pháp lý có giá trị. Công ty có thể tùy chọn loại dấu sao cho phù hợp nhất.
8. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp tiến hành công bố nội dung đăng ký sau khi đã thực hiện hoàn tất các thủ tục trong thời hạn 30 ngày. Nội dung công bố gồm:
Ngành nghề kinh doanh.
Danh sách cổ đông thành lập.
Danh sách cổ đông cho công ty cổ phần có nhà đầu tư nước ngoài.
Như vậy, nội dung bài viết trên Thuế Quang Huy đã chia sẻ đến bạn về Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp TNHH chất lượng mang đến sự thuận lợi trong quá trình thực hiện để nhanh chóng đưa doanh nghiệp vào vận hành. Mong rằng bạn có tham khảo thật hiệu quả, nếu có vấn đề cần hỗ trợ hãy liên hệ ngay tới Quang Huy nhé.
Thuế Quang Huy – Chuyên dịch vụ thành lập doanh nghiệp và kế toán thuế
Address: 392 Nguyễn Thị Đặng, Khu phố 1, Phường Hiệp Thành, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
Phone: 0917371518
Email: thuequanghuy2022@gmail.com
TIN: 0310872709
Google Map CID: https://www.google.com/maps?cid=8491981787229305908
Comments